Các quy tắc hợp nhóm không những có hữu ích cho những mục đích tổ chức hình thức thuần tuý của các tác phẩm, mà còn có khả năng thể hiện giá trị tượng trưng của chúng. Trong thái độ này, ví dụ tốt có thể là một tác phẩm của
Grünewald — «Crucifixion» từ tổ hợp «Isenheim altar». Các nhân hình của
Giăng Tẩy Giả và
Gioan Nhà Mặc Khải, đứng ở các hướng đối diện của tổ hợp, có sắc phục đỏ rực. Màu trắng được gán cho trang phục của
Mẹ María, của Chiên Con, cho Cuốn Kinh Thánh, cho dải buộc eo của
Chúa Giêsu Kitô và cho dòng chữ trên thập tự giá. Như vậy, những giá trị khác nhau được truyền tải qua con đường tượng trưng — sự trinh trắng và đức hạnh, sự hiến sinh, sự mặc khải v.v..., đó là những điều được thể hiện theo toàn cục. Như vậy, những giá trị tôn giáo này không những được thống nhất bằng bố cục, mà còn được thuyết minh như một ý nghĩa chung. Trong nghĩa ngược lại của điều đó, biểu tượng của xác thịt, được thể hiện bằng màu hồng trên váy của
Mai Đệ Liên, có nghĩa là tội lỗi, có liên hệ tới khái niệm «da trần mắt thịt».
Gombrich đã chỉ ra rằng, trong bức tranh có một tỷ lệ quy mô phi thực tế, nhưng rất có giá trị, bắt đầu từ những kích thước lớn của nhân hình Chúa Giêsu Kitô và tiến đến các kích thước không đáng kể của Mai Đệ Liên.